Ngày 2/8, tại TP.HCM, TSKH Trương Bình Nguyên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao – ĐH, đã công bố công trình nghiên cứu khoa học “Sản xuất viên thực phẩm chức năng All&All từ chi nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis”…
PGS-TS Phạm Thành Hổ, phụ trách bộ môn Công nghệ sinh học thực vật và Chuyển hóa sinh học, khoa Sinh học trường Đại học KHTN, đánh giá: “Đề tài ý nghĩa khoa học lớn, có giá trị ứng dụng được vào đời sống, phục vụ sứ c khỏe con người.
“Nghiên cứu quy trình nuôi cấy sinh khối hệ sợi và khảo sát một số hoạt tính sinh học của các cao chiết từ sinh khối nấm đông trùng hạ thảo- Cordyceps Sinensis” – Công trình nghiên cứu này do nhóm 3 nhà khoa học là TS. Trương Bình Nguyên, TS. Đinh Minh Hiệp, và PGS-TS Lê Huyền Ái Thúy thực hiện.
Các thành viên hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu công trình nuôi cấy ĐTHT Cordyceps sinensis.
Tại buổi nghiệm thu, Hội đồng khoa học thẩm định đã đánh giá cao công trình của nhóm nghiên cứu. Căn cứ vào kết quả thu được trong quá trình nuôi trồng được trình bày kèm theo bảng phân tích AND và các thành phần lý hóa, Hội đồng khoa học xác định sản phẩm thu được chính là sinh khối ĐTHT được nuôi trồng từ nguồn gen Cordyceps Sinensis. GS-TS Nguyễn Minh Đức – Trưởng ban Nghiên cứu khoa học và Thư viện, khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng khoa học – thay mặt hội đồng kết luận: “Công trình nghiên cứu đạt 82,7 điểm (trong khi chỉ cần 50 điểm là đã đạt yêu cầu và khẳng định nghiên cứu thành công), đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận công trình khoa học”.
Tiến sĩ Đinh Minh Hiệp (đứng) dang thuyết trình tại buổi hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu, và tiến sĩ Trương Bình Nguyên (ngồi, áo trắng).
Các thành viên hội đồng có cùng chung đánh giá đây là một công trình nghiên cứu thành công có giá trị lớn về khoa học và có giá trị ứng dụng trong thực tiễn. PGS-TS Phạm Thành Hổ, phụ trách bộ môn Công nghệ sinh học thực vật và Chuyển hóa sinh học, khoa Sinh học trường Đại học KHTN, đánh giá công trình có giá trị thực tiễn cao, sản phẩm thu được có tác dụng tốt với sức khỏe con người. Ông cho rằng công trình ứng dụng vào đời sống sẽ có giá trị sử dụng, giá trị thương mại lớn.
TS Trương Bình Nguyên đang trả lời chất vấn của hội đồng khoa học tại buổi đánh giá nghiệm thu công trình nuôi cấy ĐTH Cordyceps sinensis.
PGS-TSHK Ngô Kế Sương, Chủ tịch Hội Sinh học TP.HCM, đánh giá đây là một công trình nghiên cứu công phu, có độ chính xác khoa học cao và có giá trị khoa học lớn. Ông cho rằng thành phẩm nuôi trồng được đưa vào sử dụng trong thực tiễn, thì đây là lần đầu tiên Việt Nam có sản phẩm sản xuất được bằng nguồn gen đông trùng hạ thảo (ĐTHT) Cordyceps sinensis, một dược liệu quý cho sức khỏe con người.
Tiến sĩ Đinh Minh Hiệp – thành viên nhóm nghiên cứu – trao đổi về công nghệ nuôi cấy với báo chí.
Khi nói đến những sản phẩm của thiên nhiên được đánh giá có công dụng rất tốt cho sức khỏe, người ta thường nhắc đến yến sào, nhân sâm Triều Tiên, sâm Ngọc Linh của Việt Nam, và thỉnh thoảng có nhắc đến cái tên ĐTHT. Sở dĩ loài này ít được nhắc đến vì nó khá hiếm hoi. Cụ thể, nếu tất cả sản phẩm được khai thác từ thiên nhiên, nếu sâm Cao Ly (tức nhân sâm Hàn Quốc hay nhân sâm Triều Tiên) có giá khoảng 50 triệu đồng/kg, yến sào 25 triệu đồng/kg, thì ĐTHT có giá gấp 20 lần nhân sâm, 40 lần yến sào, tức 1 tỷ đồng/kg. Thậm chí với tốc độ khai thác đến cạn kiệt hiện nay, ĐTHT từ thiên nhiên có giá lên đến 1,5 tỷ đồng/kg.

TS Trương Bình Nguyên, người có công đưa nguồn gen ĐTHT Cordyceps sinensis về nước và khởi xướng công trình nghiên cứu quy trình nuôi cấy.
Các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh được ĐTHT loài Cordyceps Sinensis có ứng dụng ở 25 lĩnh vực sức khỏe. Theo đó, có một số tính năng vượt trội như: Bảo vệ thận trong trường hợp gặp tổn thương do thiếu máu; Chống lại sự suy thoái của thận, xúc tiến việc tái sinh và phục hồi các tế bào tiểu quản ở thận; Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp; Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim; Giữ ổn định nhịp đập của tim; Tăng cường tính miễn dịch không đặc hiệu; Làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch; Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng…