Đông trùng hạ thảo qua thời gian đã thật sự chứng minh được công dụng thần kì của nó, không chỉ đối với nam giới, mà ở nữ giới, loài thuốc này cũng được biết đến rộng rãi. Nhưng có lẽ cũng chính vì những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người nên người sử dụng thường dùng sai cách, hay lạm dụng phương thuốc này, khiến việc sử dụng không những không đem lại lợi ích, mà đôi khi còn gây tổn hại đến sức khỏe.
- Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo
Vào mùa hè ở vùng cao nguyên Thanh Tạng, người ta thường tìm thấy một loài thực vật có chồi non mọc ra từ đầu của một con sâu. Loài sinh vật này này qua năm tháng đã được sử dụng và công nhận để làm một phương thuốc quý mà người ta thường gọi với cái tên Đông trùng hạ thảo, theo đúng cái chu trình phát triển của nó: mùa đông là trùng, đến hạ là thảo.
Đông trùng hạ thảo khi còn tươi có thể nhìn rõ được hình dạng con sâu, trong giống như con tằm, dài khoảng 3 – 5cm , với một mầm cây dài khoảng 4 – 11cm mọc ra từ đầu của nó. Khi được sấy khô, Đông trùng hạ thảo có mùi tanh và có mùi thơm khi đốt lên. Bên ngoài thân sâu có nghìa vằn khía, màu vàng sẫm hoặc vàng nâu. Phần đầu loài sinh vật này có màu nâu đỏ, từ đây mọc ra một chất đệm nấm hình que cong. Thân sâu dễ bẻ gãy và bên trong đầy, có màu hơi vàng. Chất đệm nấm khá dai, bên trong ruột hơi rỗng và có màu trắng ngà.
- Thành phần dinh dưỡng đã tạo nên những công dụng thần kì của Đông trùng hạ thảo
Trong Đông trùng hạ thảo có chứa đến 17 loại axit amin khách nhau. Bên cạnh đó là D-mannitol, lipit, và nhiều nguyên tố vi lượng khác như Ca, Fe, Zn, Mn, Cu, và dặc biệt là Selen (chất có khả năng tăng cường hệ miễn dich và ngăn ngừa ung thư).
Đông trùng hạ thảo còn chứa nhiều loại vitamin. Các nghiên cứu khoa học đã phân tích được hàm lượng các vitamin trong 100g Đông trùng hạ thảo như sau: 0,12g vitamin B12; 29,19mg vitamin A; 116,03mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2, Vitamin E, vitamin K…
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã cho thấy sinh khối của Đông trùng hạ thảo có nhiều hoạt chất có giá trị sinh học cao. Trong đó có thể kể đến như axit cordiceptic, cordicepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosin, hoạt chất HEAA…
Chính nhờ những đặc điểm trên mà Đông trùng hạ thảo có thể mang lại các công dụng sinh học quan trọng như tăng khả năng miễn dịch, có lợi cho hệ tuần hoàn, tim mạch, thần kinh… của con người. Và đặc biệt là các vẫn đề liên quan đến hệ thống nội tiết, sinh dục của cả nam và nữ.
- Những “công dụng” không mong đợi
Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng trên, nhiều người lại có xu hướng lạm dụng Đông trùng hạ thảo hoặc sử dụng tùy tiện, không điều độ, không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những khuyến cáo trong việc sản phẩm này có thể nói đến như khộng nên sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hoặc không nên lạm dụng loại dược phẩm này.
Đông y thường phân tích các loại bệnh theo Âm dương ngũ hành. Đông trùng hạ thảo do thế cũng được sử dụng theo nguyên lý này. Đối với các trẻ nhỏ ở độ tuổi dưới 5, cơ thể ở dạng “thuần dương vô âm”, nghĩa là cơ thể thường “nóng”. Trong khi đó, Đông trùng hạ thảo lại có tính nóng, nên không thể sử dụng cho đối tượng này được. Nếu vẫn bỏ qua khuyến cáo mà dùng, không những trẻ không khỏi bệnh, mà còn làm cơ thể trẻ nóng hơn, bệnh nặng hơn.
Đông trùng hạ thảo ngày càng chứng minh được vị trí của nó trong việc cải thiện và duy trì hệ thống miễn dịch, khả năng tổng hợp protein… Song song đó, lạm dụng Đông trùng hạ thảo cũng gây ra nhiều phản ứng bất lợi cho cơ thể như phát ban, nổi mề đay, thậm chí có thể gây suy thận nghiệm trọng.
Thanh Hiền